Infographic

Việt Nam nắm giữ nguồn xuất khẩu gạo lớn thứ ba của thế giới

06:50, 27/02/2024

Việc Việt Nam nắm giữ nguồn xuất khẩu gạo thứ 3 của thế giới là cơ hội lớn để ngành lúa gạo chuyển mình, vươn lên nắm giữ vai trò chi phối thị trường thế giới cả về sản lượng và chất lượng.

 

Nhu cầu nhập khẩu gạo để tăng cường dự trữ lương thực của các thị trường lớn mở ra nhiều triển vọng cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Không chỉ có Việt Nam mà các quốc gia có nền nông nghiệp lớn như: Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Pakistan, Brazil,…đều là những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (tính đến năm 2023).

Ấn Độ giữ vị trí số 1 các quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới (16,5 triệu tấn). Quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới chỉ sau Ấn Độ và lớn nhất Đông Nam Á là Thái Lan (8,2 triệu tấn).

Việt Nam là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới (7,6 triệu tấn). Với nền tảng vững chắc là đất nước phát triển từ nền văn minh lúa nước nên gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Gạo chính là sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam do đó không khó để Việt Nam trở thành quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có lượng gạo xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Pakistan vẫn luôn duy trì hoạt động xuất khẩu gạo quốc tế và đứng thứ 4 các quốc gia xuất khẩu gạo lớn của thế giới (5 triệu tấn). Tiếp theo lần lượt là Mỹ (2,675 triệu tấn), Trung Quốc (2,2 triệu tấn), Campuchia (1,95 triệu tấn), Myanmar (1,8 triệu tấn), Brazil (1,3 triệu tấn) và Uruguay (950 nghìn tấn)

Dự báo, Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu do nhu cầu gạo trên toàn cầu tăng cao.

(Theo Vietnam+)




Ý kiến bạn đọc