Triển lãm Kỷ vật cựu tù yêu nước

11:09, 05/09/2018

(LĐ online) - Tại Di tích lịch sử quốc gia Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng vừa khai mạc triển lãm chuyên đề "Kỷ vật cựu tù yêu nước" nhằm giới thiệu với công chúng gần 100 kỷ vật, hình ảnh do các cựu tù yêu nước làm ra và sử dụng trong thời gian bị giam cầm tại các nhà tù Côn Đảo, Phú Lợi, Tân Hiệp, Chí Hòa và Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt. 

(LĐ online) - Tại Di tích lịch sử quốc gia Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng vừa khai mạc triển lãm chuyên đề “Kỷ vật cựu tù yêu nước” nhằm giới thiệu với công chúng gần 100 kỷ vật, hình ảnh do các cựu tù yêu nước làm ra và sử dụng trong thời gian bị giam cầm tại các nhà tù Côn Đảo, Phú Lợi, Tân Hiệp, Chí Hòa và Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt. 
 
Những hiện vật đã nhuốm màu thời gian nhưng chứa đựng những ngày tháng gian khổ, hy sinh
Những hiện vật đã nhuốm màu thời gian nhưng chứa đựng những ngày tháng gian khổ, hy sinh
Công chúng sẽ bị cuốn hút bởi những hiện vật giản dị được đôi bàn tay những người tù yêu nước làm nên trong môi trường tù đày, thiếu thốn nhưng rất tỉ mỉ như: chiếc khăn tay thêu chim phượng của ông Nguyễn Văn Tức (nguyên Chủ tịch phường 6 – Đà Lạt) tự thêu trong thời gian bị địch bắt giam cầm tại Đà Lạt năm 1971. Đó là chiếc vỏ gối màu thiên thanh với họa tiết hai khóm hoa rực rỡ cùng dòng chữ “Hạnh phúc - Tương lai” do ông Trịnh Minh Được tự thêu trong thời gian bị địch bắt giam tại Đà Lạt 1967. Đó là áo gối do bà lê Thị Thiêng (nguyên Chủ tịch Ủy ban bảo vệ bà mẹ trẻ em tỉnh Lâm Đồng) tự làm và sử dụng trong thời gian bị đích bắt giam tại nhà tù Chí Hòa (Sài Gòn) năm 1960. Đó là chiếc túi vải cũ sờn của bà Cao Thị Quế Hương (nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Lâm Đồng) sử dụng trong thời gian bị địch giam cầm tại nhà lao Tân Hiệp (Biên Hòa) năm 1973. Đó là chiếc hộp gỗ nhỏ kỷ vật của một người bạn tù tặng bà Hoàng Thị Hồng trong ngày bà được địch trả tự do năm 1969; là lá cờ giải phóng do ông Phạm Tùng (Ủy viên quân sự cách mạng tại Côn Đảo) tự cắt may trong thời gian bị giam cầm tại chuồng cọp Côn Đảo; là giấy chứng nhận phóng thích, giấy thăm nuôi cựu tù, thơ, nhật ký do các cựu tù viết trong những ngày lao tù… 
 
Cờ giải phóng do ông Phạm Tùng may từ những miếng vải nhỏ tại nhà tù Côn Đảo (1975)
Cờ giải phóng do ông Phạm Tùng may từ những miếng vải nhỏ tại nhà tù Côn Đảo (1975)
Các kỷ vật đã nhuốm màu thời gian lưu giữ những ký ức về những ngày tháng lao tù rất gần với cái chết; mỗi kỷ vật của những con người cụ thể gắn với những câu chuyện kể cảm động. Qua những vật dụng sinh hoạt cá nhân tự tạo, họ gửi gắm lòng yêu nước, quyết tâm sắt đó, khát vọng hòa bình, độc lập thống nhất, để thế hệ hôm nay học tập, noi gương. 
 
Đây là sự kiện có ý nghĩa chào mừng 73 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9.
 
QUỲNH UYỂN