Ðiểm hở trong việc xác định nguồn gốc lâm sản khai thác

08:07, 10/07/2018

Như Báo Lâm Đồng đã phản ánh về thực tế khi thực thi nhiệm vụ của ngành Kiểm lâm là không thể xác định nguồn gốc lâm sản khai thác từ rừng trồng trong quá trình vận chuyển, bởi hiện các cơ quan có thẩm quyền của trung ương chưa có quy định phải xác nhận nguồn gốc nếu chủ rừng không có nhu cầu. 

Như Báo Lâm Đồng đã phản ánh về thực tế khi thực thi nhiệm vụ của ngành Kiểm lâm là không thể xác định nguồn gốc lâm sản khai thác từ rừng trồng trong quá trình vận chuyển, bởi hiện các cơ quan có thẩm quyền của trung ương chưa có quy định phải xác nhận nguồn gốc nếu chủ rừng không có nhu cầu. Vừa  qua, Sở NN&PTNT Lâm Đồng đã đề nghị UBND tỉnh xem xét kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành hướng dẫn thực hiện một số thủ tục trong xác nhận lâm sản khai thác từ rừng trồng đối với một số loài cây có tên trùng với loài cây có trong rừng tự nhiên, như loài thông 3 lá rất dễ bị lẫn lộn và lợi dụng. Hiện, trên địa bàn Lâm Đồng, diện tích rừng lá kim tự nhiên (rừng thông) là 95.273 ha; rừng hỗn giao lá kim là 31.618 ha; phân bố hầu hết địa bàn các huyện, thành phố (trừ Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai). 
 
Theo ông Võ Danh Tuyên - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, tổng sản lượng lâm sản được xác nhận, nghiệm thu trong 6 tháng đầu năm 2018 của Lâm Đồng là gần 16.716 m 3; trong đó, gỗ lớn hơn 3.374 m 3 và gỗ nhỏ gần 13.342 m 3. Trong khối lượng gỗ này, khai thác tận dụng hơn 542 m 3 và khai thác tỉa thưa rừng trồng là gần 16.174 m 3.         
 
MINH ÐẠO