Chong đèn giữ cà phê

08:12, 20/12/2018

Hiện đang vào chính vụ thu hoạch, nông dân ở những vùng trọng điểm cà phê của Lâm Đồng như Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc đang căng mình với các hoạt động thu hái, phơi phóng. Ban ngày, họ tất bật ở vườn rẫy với nỗi khổ thường trực là thiếu người thu hái dù giá thuê nhân công luôn ở mức cao...

Hiện đang vào chính vụ thu hoạch, nông dân ở những vùng trọng điểm cà phê của Lâm Đồng như Di Linh, Bảo Lâm, Bảo Lộc đang căng mình với các hoạt động thu hái, phơi phóng. Ban ngày, họ tất bật ở vườn rẫy với nỗi khổ thường trực là thiếu người thu hái dù giá thuê nhân công luôn ở mức cao. Đêm đến, họ chong đèn trên những sân phơi rộng lớn để giữ cà phê khỏi mất trộm. Họ cùng nhau dựng chòi và cắt cử người thay nhau thức thâu đêm canh trộm. Sau khi phơi khô, cà phê được người dân xay xát ngay tại bãi phơi rồi đóng bao vận chuyển về nhà hoặc bán luôn cho thương lái.
 
Sau một ngày bận rộn và mệt mỏi với công việc hái cà phê nhưng một vài nông dân ở xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm vẫn tranh thủ làm thêm một số công việc trong đêm trên bãi phơi cà phê chung. Ảnh: K.Phúc
Sau một ngày bận rộn và mệt mỏi với công việc hái cà phê nhưng một vài nông dân ở xã Lộc Quảng, huyện Bảo Lâm vẫn tranh thủ làm thêm một số công việc trong đêm trên bãi phơi cà phê chung. Ảnh: K.Phúc

 

Công an xã Lộc Nga (TP Bảo Lộc) trong một buổi tuần tra đêm để giúp dân bảo vệ cà phê. Điều này cho thấy không chỉ người nông dân lo lắng giữ tài sản cho riêng mình mà rất nhiều tổ tự quản, công an của các địa phương cũng hỗ trợ người dân rất nhiều bằng việc thường xuyên tuần tra, canh giữ cà phê trong đêm. Ảnh: K.Phúc
Công an xã Lộc Nga (TP Bảo Lộc) trong một buổi tuần tra đêm để giúp dân bảo vệ cà phê. Điều này cho thấy không chỉ người nông dân lo lắng giữ tài sản cho riêng mình mà rất nhiều tổ tự quản, công an của các địa phương cũng hỗ trợ người dân rất nhiều bằng việc thường xuyên tuần tra, canh giữ cà phê trong đêm.
Ảnh: K.Phúc

 

Trên một bãi phơi rộng lớn, những người nông dân xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm ăn vội bữa tối sau một ngày lao động mệt nhoài để lấy sức tiếp tục cho công việc nặng nhọc không kém tiếp theo - thức sáng đêm để canh giữ cà phê. Ảnh: K.Phúc
Trên một bãi phơi rộng lớn, những người nông dân xã Lộc Đức, huyện Bảo Lâm ăn vội bữa tối sau một ngày lao động mệt nhoài để lấy sức tiếp tục cho công việc nặng nhọc không kém tiếp theo - thức sáng đêm để canh giữ cà phê. Ảnh: K.Phúc

 

Để chống lạnh và chống buồn ngủ khi canh cà phê, anh K’Nghiêm (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm) cuộn mình trong chăn và sử dụng điện thoại xem tin tức suốt đêm. Ảnh: K.Phúc
Để chống lạnh và chống buồn ngủ khi canh cà phê, anh K’Nghiêm (xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm) cuộn mình trong chăn và sử dụng điện thoại xem tin tức suốt đêm. Ảnh: K.Phúc

 

Anh MouSe - người đồng bào Chăm (Ninh Thuận) lên làm thuê canh cà phê cho một hộ dân tại xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm. Mùa cà phê cũng là lúc các địa bàn trọng điểm như Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh thu hút một lượng đông đảo người lao động từ các địa phương khác đến hái cà phê thuê. Cách thức có thể thuê theo ngày với giá 250 - 300 ngàn đồng/người/ngày hoặc thuê khoán với giá từ 1 - 1,2 ngàn đồng/kg. Ảnh: K.Phúc
Anh MouSe - người đồng bào Chăm (Ninh Thuận) lên làm thuê canh cà phê cho một hộ dân tại xã Lộc Ngãi, huyện Bảo Lâm. Mùa cà phê cũng là lúc các địa bàn trọng điểm như Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh thu hút một lượng đông đảo người lao động từ các địa phương khác đến hái cà phê thuê. Cách thức có thể thuê theo ngày với giá 250 - 300 ngàn đồng/người/ngày hoặc thuê khoán với giá từ 1 - 1,2 ngàn đồng/kg. Ảnh: K.Phúc

 

Năm nay, toàn tỉnh có 175.000 ha cà phê cho thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 3 - 3,5 tấn/ha. Ảnh: K.Phúc
Năm nay, toàn tỉnh có 175.000 ha cà phê cho thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 3 - 3,5 tấn/ha.
Ảnh: K.Phúc

 

Niềm vui thu hoạch cà phê sau 1 năm chăm sóc của người dân. Ảnh: K.Phúc
Niềm vui thu hoạch cà phê sau 1 năm chăm sóc của người dân. Ảnh: K.Phúc

 

Trời nhá nhem tối cũng là lúc những chiếc máy cày chở cà phê tươi về các bãi phơi để tập kết. Cà phê tươi có thể được người dân giữ nguyên trái để phơi hoặc xay ra trước khi phơi. Nếu xay ra trước thì thời gian phơi sẽ được rút ngắn nhưng chất lượng của nhân cà phê sẽ bị giảm sút. Tuy nhiên, vì lý do thời gian và giảm rủi ro mất trộm, nhiều nông dân chọn cách xay ra trước khi phơi. Ảnh: T.Chu
Trời nhá nhem tối cũng là lúc những chiếc máy cày chở cà phê tươi về các bãi phơi để tập kết. Cà phê tươi có thể được người dân giữ nguyên trái để phơi hoặc xay ra trước khi phơi. Nếu xay ra trước thì thời gian phơi sẽ được rút ngắn nhưng chất lượng của nhân cà phê sẽ bị giảm sút. Tuy nhiên, vì lý do thời gian và giảm rủi ro mất trộm, nhiều nông dân chọn cách xay ra trước khi phơi. Ảnh: T.Chu

 

Phóng sự ảnh:  KHÁNH PHÚC - TRỊNH CHU

 



Liên kết hữu ích