Thảo luận trực tuyến về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA VÀ EVIPA

08:05, 21/05/2020

(LĐ online) - Chiều 20/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu...

(LĐ online) - Chiều 20/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Quốc hội tiến hành thảo luận trực tuyến việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do giữa Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa một bên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và một bên là Liên minh châu Âu và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EVIPA).
 
Các đại biểu tham gia họp trực tuyến tại đầu cầu Lâm Đồng
Các đại biểu tham gia họp trực tuyến tại đầu cầu Lâm Đồng
 
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội. 
 
Thảo luận tại phiên họp toàn thể, các đại biểu tại Hội trường Diên Hồng và đại biểu phát biểu từ các điểm cầu đều bày tỏ nhất trí cao với đề xuất Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA và Hiệp định EVIPA. Bên cạnh đó, việc thực hiện cơ chế giải quyết tranh chấp theo Hiệp định EVIPA cũng đặt ra những thách thức lớn hơn trong việc xây dựng và thực thi pháp luật, phòng ngừa và giải quyết có hiệu quả tranh chấp, vướng mắc với nhà đầu tư. Những thách thức nêu trên đòi hỏi Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp phải thực hiện những giải pháp đồng bộ, toàn diện để có thể phát huy tối đa những lợi ích từ Hiệp định EVIPA và EVFTA.
 
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng ghi nhận ý kiến đại biểu Quốc hội trong việc nhất trí việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định EVFTA và Hiệp định EVIPA có ý nghĩa rất quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và triển khai chính sách đối ngoại của Việt Nam, góp phần thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập sâu hơn kinh tế toàn cầu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
 
NGUYỆT THU (lược ghi)